Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Khi buồn bạn thường khóc, khi vui bạn thường cười, khi tức giận bạn thường hét to. Vậy khi có được một cảm giác mới lạ, căn tràn nhựa sống trong cơ thể bạn thường làm gì????????

Có phải bạn sẽ hét to: "Đó là một cảm giác rất YOMOST!!!!"
Đây chính là phương châm của nhóm chúng tôi. bạn phải học hết mình, chơi hết cỡ, vui hết sức. Như vậy mới không phí hoài tuổi trẻ. Vì " anh ơi có bao nhiêu, 60 năm cuộc đời" mà.
Và tất nhiên, bạn sẽ là chính bạn, không nhằm lẫn vào ai được. Đó chính là "chất riêng" của bạn đấy.

                       

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012


Tại sao chúng ta lại cần nước?


Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước.
Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng thận, thận không đảm đương được nhiệm vụ của mình, kết quả là trong cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại.
Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng về tác dụng của việc uống nhiều nước, họ cho rằng uống càng nhiều nước thì sẽ tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, và họ đã uống quá nhiều nước (4-5 lít/ngày). Thực ra khi uống nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng. Những người bị tăng huyết áp uống nhiều nước rất nguy hiểm.
Nhu cầu về nước trong những ngày nóng bức, những ngày mùa đông mà có độ ẩm thấp, trong khi lao động thể lực hay tập luyện thể dục thể thao, trong tình trạng bị sốt, phụ nữ đang cho con bú tăng đáng kể so với bình thường, còn trong ngày trời lạnh nói chung sẽ phải hơi giảm.
Vào mùa nóng thì nên uống nước mát, còn vào mùa lạnh thì uống nước ấm.
Nước đá đông lạnh không có tác dụng khử trùng. Trước khi sản xuất nước đá, các nhà máy thường phải xử lý nước trước. Hiện nay nhiều đơn vị sản xuất cá thể thường làm nước đá từ nước máy, nước giếng mà không qua bất kỳ quá trình xử lý nước nào cả. Do đó, nước đá của những đơn vị này có chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho sức khỏe.
 Ngoài ra các loại nước uống đóng chai, và nước giải khát cũng không hẳn đã đảm bảo chất lượng nước vì nhiều đơn vị sản xuất xử l ý nước không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nước họ bán còn rất nhiều nguồn bệnh chứa trong đó. Do đó người tiêu dùng nên cẩn thận trước những lời chào hàng của các đơn vị cá thể đang tồn tại rất nhiều trên thị trường.
Uống nước lạnh  rất nguy hiểm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp, bệnh gút, bệnh về bàng quang, viêm họng mạn, có thể gây tái phát các bệnh này.
     Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể, mỗi người phải tập cho mình một thói quen uống nước để cơ thể không bị thiếu nước. Có thể nhận biết cơ thể bị thiếu nước qua cảm giác khát hoặc màu của nước tiểu, nước tiểu có màu vàng đậm chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu nước. Vào mùa hè nóng bức, mỗi người luôn có chai nước bên mình để thỉnh thoảng uống vài ngụm nhỏ. Duy trì cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng nước là yếu tố quan trọng bảo đảm sức khỏe của mỗi người.

  • Các bạn hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta cứ lãng phí nước như thế này...?